Cấp báo động lũ, vậy cấp báo động lũ là gì, có mấy cấp báo động và mức độ tác động của từng cấp lũ?
- Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực để chia ra các cấp báo động về lũ.
Theo quy định, có 3 cấp báo động lũ:
+ Báo động cấp 1 là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có lũ và mực nước lũ bắt đầu gây ngập lụt ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, bãi thấp ven sông - tương đương lũ nhỏ.
+ Báo động cấp 2 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình, mực nước lũ gây ngập lụt diện rộng ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và bắt đầu ảnh hưởng đến các vùng dân cư của địa phương - tương đương lũ trung bình.
+ Báo động cấp 3 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, diện rộng ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân - tương đương lũ lớn.
Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc khu vực Hà Tĩnh (theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước)
Tín hiệu báo lũ được sử dụng hiện nay
(Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ)