1. Nước dâng do bão là gì?
Nước dâng do bão là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều bình thường do ảnh hưởng bão. Nước dâng do bão là hiện tượng khí tượng hải văn đặc biệt nguy hiểm khi nó làm ngập các vùng dân cư, các công trình ven biển, gây thiệt hại cho tàu thuyền và các đối tượng kinh tế khác cũng như làm gián đoạn giao thông ven biển.
Hình 1: ảnh nước dâng do bão kết hợp triều cường
2. Nguyên nhân gây ra nước dâng do bão?
Hai nguyên nhân chính đóng góp vào nước dâng do bão là gió thổi liên tục trong thời gian dài đẩy nước từ ngoài khơi vào bờ và sự giảm của áp suất khí quyển ở tâm bão kéo nước biển dâng lên.
Hình 2: Các thành phần đóng góp và nước dâng do bão (gió và áp suất khí quyển)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nước dâng do bão là gì?
- Tốc độ gió và bán kính gió cực đại trong bão
- Tốc độ di chuyển của bão
- Hướng di chuyển của bão
- Áp suất khí quyển của bão
- Vị trí đổ bộ của bão
- Địa hình đáy biển
- Hình dạng đường bờ
4. Nước dâng do bão trong mối liên hệ với biên độ thủy triều sẽ có tác động như thế nào đối với khu vực ven biển?
Nước dâng trong bão kèm theo sóng lớn là nguyên nhân gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến đê biển và các công trình ven biển, nó trở lên đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra vào kỳ triều cường. Bão đổ bộ vào kỳ triều cường sẽ có nguy cơ cao ngập lụt cho khu vực ven biển.
Hình 3: Nước dâng do bão và mực nước tổng cộng trong bão
5. Sóng thần là gì?
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên.
Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), trượt lở đất, va chạm của các thiên thạch... xảy ra trên biển đều có khả năng gây ra sóng thần.
Hình 4: Sóng thần
6. Nguyên nhân hình thành sóng thần?
Để giải thích cho hiện tượng hình thành sóng thần, trước hết chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu qua một chút vê cấu tạo của vỏ trái đất. Theo đó, phía ngoài cùng của vỏ trái đất gồm hai lớp là thạch quyển và quyển mềm. Thạch quyển gồm những lớp đất đá cứng tạp nên các mảng kến tạp riêng biệt, mỗi mảng này sẽ tạo thành lục địa hoặc đáy đại dương. Còn quyển mềm tuy cugnx bao gồm các vật chất cứng song nhiệt độ và áp suất rất cao đã khiến chúng trở thành dạng dẻo với độ nhớt nhẹ.
Khi hai mảng kiến tạp va vào nhau, một amngr sẽ bị đẩy lên còn mạng kia đi xuống. Và khi sức ép do vụ va chạm vượt quá khả năng chịu đựng của mảng, sự đứt gãy xảy ra, giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ và gây ra động đất. Nếu vụ động đất này xảy ra ở dưới đấy đại dương, nguồn năng lượng đó sẽ tác động vào nước biển khiến cho một thể nước khổng lồ bị đẩy lên cao. Sau đó dưới sự tác động của trọng lực, khối nước này lại bị kéo xuống, tạo nên những cơn sóng thần.
7. Cách đơn giản phát hiện ra sóng thần
Sóng thần là loại sóng rất nguy hiểm, có sức tàn phá rất khủng khiếp. Đặc điểm của sóng thần là: bước sóng rất dài, tốc độ lan truyền ở biển sâu rất lớn, độ cao sóng gần bờ rất cao (có thể đạt hàng chục mét).
Trước khi sóng thần truyền vào bờ, mực nước biển đột nhiên rút xuống rất mạnh, mặc dù trời yên lặng. Tiếp theo có thể lại có một lần hạ thấp mực nước thứ hai, sau đó một thời gian, tùy theo khoảng cách từ bờ đến nơi sinh ra sóng thần, sóng thần ầm ầm tràn vào bờ. Do vậy khi thấy mực nước biển đột nhiên rút xuống rất mạnh cần phải cảnh giác có sóng thần.
8. Sóng lớn trên biển
Sóng lớn là những con sóng trên biển có độ cao từ 2 m trở lên do áp thấp nhiệt đới, bão hoặc gió mạnh trên biển gây ra.
9. Gió mạnh trên biển?
Gió mạnh trên biển là gió với tốc độ từ cấp 6 trở lên xảy ra trên biển, xác định trung bình trong khoảng thời gian 02 phút quan trắc (tính bằng cấp gió Bô-pho).
10. Xâm nhập mặn được hiểu như thế nào?
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
11. Dòng chảy biển rất mạnh:
Tại tất cả các trạm, dòng chảy ven bờ nếu có tốc độ đạt tới 1m/s hoặc lớn hơn thì được coi là hiện tượng hải văn nguy hiểm. Ngoài các trạm ra, tại nơi thường xuyên quan trắc được tốc độ dòng chảy như vậy thì hiện tượng này cũng được coi là hiện tượng hải văn nguy hiểm, ví dụ như dòng triều trong các eo, vũng, vịnh.
Tại các trạm trong vùng có dòng chảy mạnh, dòng chảy được coi là hiện tượng hải văn đặc biệt nguy hiểm khi tốc độ bằng 3m/s hoặc lớn hơn. Thông báo về dòng chảy mạnh hiếm thấy ở vùng ven bờ được xac nhận khi tốc độ của dòng chảy được đo bằng máy hoặc được xác định theo các vật trôi.