Chiều nay (19/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8 (62-74km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.
Tại ven biển phía Nam Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, cấp 9. Độ cao sóng ven bờ tại trạm Hoành Sơn quan trắc được 2,5m.
Từ sáng đến chiều nay (19/9) ở khu vực Hà Tĩnh đã có mưa to đến rất to như Hồ Thượng Tuy (Thạch Hà) 153mm, Kỳ Phong (Kỳ Anh) 150mm, Hồ Mạc Khê 145mm (Kỳ Anh), Bàn Nước (Cẩm Xuyên) 114mm
Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 12 giờ tới)
Thời điểm dự báo |
Hướng, tốc độ |
Vị trí |
Cường độ |
Vùng nguy hiểm |
Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng) |
04h/20/9 |
Tây, 15-20km/h, đi sâu vào đất liền suy yếu và tan dần |
17,2 N-104,8E; trên đất liền khu vực Trung Lào |
< Cấp 6 |
15,5N-19,5N; phía Tây kinh tuyến 109.0E |
Cấp 3: Vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm Cồn Cỏ, Hòn Ngư); khu vực đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị |
Hình1. Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới lúc 16h15 ngày 19/9/2024
CẢNH BÁO GIÓ MẠNH, SÓNG LỚN KHU VỰC HÀ TĨNH
Trên biển:
Vùng biển Hà Tĩnh đêm nay (19/9) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Trên đất liền:
Vùng đất liền ven biển Hà Tĩnh trong 3-6 giờ tới còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8
CẢNH BÁO MƯA LỚN KHU VỰC HÀ TĨNH
Từ tối 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 300mm. Mưa lớn có khả năng xảy ra ở các huyện phía Nam của tỉnh như huyện Kỳ Anh, Tx Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Tp Hà Tĩnh. Đề phòng mưa cường suất lớn (>100mm/6 giờ) ở khu vực như Tx Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương khê trong tối và đêm nay (19/9).
Mưa lớn có thể gây lũ quét, sạt lở đất vùng đồi núi, ven các sông suối; ngập úng vùng thấp trũng và các đô thị.